Tết Nguyên đán là ngày lễ lớn nhất trong năm của cộng đồng người châu Á trên toàn thế giới. Cộng đồng ở mỗi quốc gia và mỗi khu vực lại có những tập tục đón Tết khác nhau. Hãy cùng khám phá một số truyền thống và phong tục thú vị ở các nước nói tiếng Trung nhé.
Ở Trung Quốc, nhà nhà sẽ cùng nhau thưởng thức các món ăn truyền thống được làm bằng bột mì như bánh bao, bánh kếp, mì sợi. Đặc biệt, món bánh bao sẽ được ăn kèm với cá, bởi nó tượng trưng cho sự sung túc trong năm mới.
Tại Singapore, Tết Nguyên đán cũng được tổ chức rầm rộ do nước này có khoảng 75% dân số là người Hoa. Một lễ hội không thể thiếu trong dịp này là Lễ hội Chingay – lễ hội diễu hành đường phố lớn nhất Châu Á. Đoàn diễu hành gồm những xe hoa khổng lồ trang trí bắt mắt, các vũ công trong trang phục rực rỡ, và những màn biểu diễn múa Lân được tổ chức theo phong tục tạ ơn và chung vui với các vị thần.
Ở Malaysia, Yee Sang là món ăn bắt buộc phải có trong ngày Tết Nguyên đán. Món ăn này cũng được coi trọng ở cả Singappore. Yee Sang thường được gọi là “Salad May Mắn”, làm từ cà rốt, củ cải và dưa chuột với các ý nghĩa cầu may mắn, cầu tài lộc và sức khỏe. Là món ăn nhưng Yee Sang thường được hất tung lên vì người Hoa ở Malaysia tin rằng ai tung lên càng cao thì người đó càng nhận được nhiều may mắn và giàu có.
Theo quan niệm dân gian ở một số gia đình Đài Loan, nếu sử dụng các vật sắc nhọn như dao, kéo trong dịp Tết Nguyên đán thì sẽ mang lại điều xui xẻo. Mọi người cũng tránh sử dụng những từ ngữ không hay vào đầu năm mới vì họ tin rằng đó là điều không may mắn.
Ở Việt Nam, dịp mừng năm mới âm lịch còn được gọi là Tết. Vào đêm giao thừa, mỗi gia đình sẽ quây quần bên nhau để làm bánh chưng, bánh giầy – hai loại bánh tượng trưng cho trời và đất, bánh được làm từ gạo nếp, với nhân gồm có thịt lợn và đậu xanh. Đây cũng là dịp đoàn tụ gia đình có ý nghĩa nhất trong năm đối với cộng đồng người Việt.